Từ chai nhựa, lọ nhựa và các đồ vật bỏ đi, chị Hoàng Thị Thu - Tổ trưởng tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Điều dưỡng, BVĐK MEDLATEC đã tái sử dụng thành chậu trồng cây đặt tại các vị trí làm việc tạo nên “góc sống xanh” tại viện. Việc làm của chị đã nhận được lời khen của nhiều khách hàng đến khám chữa bệnh và truyền cảm hứng bảo vệ môi trường đến những người xung quanh.
16/10/2020 | 7 tác dụng của vitamin B5 đối với sức khỏe 15/10/2020 | Cây chùm ngây và những giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe 15/09/2020 | Không nên bỏ qua: Khám sức khỏe tổng quát cần những gì? 15/09/2020 | Top những câu hỏi liên quan khi đi khám sức khỏe định kỳ
Tái chế chai nhựa, đồ bỏ đi thành “góc sống xanh”
Nhận thức được nhựa là loại rác thải khó phân hủy nhất gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường, bên cạnh việc làm tốt việc giảm thiểu chất thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày, chị Hoàng Thị Thu còn sử dụng các chai lọ nhựa, chai thủy tinh nhỏ làm chậu trồng cây tại gia đình và ở nơi làm việc.
Chị Thu chia sẻ: Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nơi tôi làm việc đã hưởng ứng phong trào toàn quốc chống rác thải nhựa được Ban lãnh đạo Bệnh viện phát động từ rất lâu rồi. Các phòng họp sử dụng bình thủy tinh, cốc thủy tinh có thể sử dụng được nhiều lần thay thế nước đóng chai sử dụng 1 lần; sử dụng giá đựng bút, hộp khăn giấy bằng gỗ để thay thế hộp nhựa, sử dụng thùng đựng rác bằng inox thay thế thùng nhựa, …bên cạnh đó, tôi còn dùng chai lọ nhựa, lọ thủy tinh bỏ đi để trồng cây cảnh mini trang trí tạibàn làm việc.
Một góc Phòng làm việc của chị Hoàng Thị Thu - Tổ trưởng tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn, BVĐK MEDLATEC phủ kín màu xanh mướt của những chậu cây handmade được trồng trong lọ thủy tinh và chai nhựa.
Nhận thấy việc trồng cây xanh trong phòng làm việc vừa tạo cảm giác tươi mát vừa tăng tính thẩm mỹ cho phòng làm việc nên các cán bộ cùng phòng và các khoa phòng khác trong viện cũng hưởng ứng làm theo. Bàn làm việc nào cũng có cây xanh, và nhận được nhiều lời khen của khách hàng đến khám”.
Tại BVĐK MEDLATEC các phòng họp sử dụng bình thủy tinh, cốc thủy tinh và hộp đựng khăn giấy bằng gỗ thay thế đồ nhựa
Ý tưởng tái chế rác nhựa thành những chậu cây cảnh mini độc đáo để bàn của chị Thu đã nhanh chóng được các khoa, phòng, ban hưởng ứng.
Kể về lý do khiến chị đam mê trồng cây, chị Thu cho biết: “Với tôi, trồng cây trên rác thải nhựa tái chế tại nhà và tại nơi làm việc đã trở thành niềm đam mê, vừa giúp bảo vệ môi trường mà khi đắm mình trong không gian làm việc toàn cây xanh mướt cũng cảm thấy thư thái hơn.
Hơn nữa, khi khách hàng nhìn vào những lọ cây xanh mướt, tuy nhỏ bé nhưng có một sức sống rất mạnh mẽ và kiên cường. Họ cảm thấy gần gũi, lạc quan, yêu đời hơn và có niềm tin vào bệnh viện cũng như chính bản thân họ. Mỗi lần thấy khách hàng đến khám đều yêu thích, và ngắm nhìn những chậu cây, tôi cũng cảm thấy rất vui và có thêm động lực để trồng nhiều cây xanh hơn”.
“Gieo” thói quen nhỏ, “gặt” tương lai xanh
Chia sẻ về quan điểm sống xanh chị Thu cho biết: “Với tôi sống xanh là việc làm mà chúng ta có thể thực hiện hàng ngày, tại bất cứ nơi đâu, chỉ cần mỗi người thực hiện một hành động nhỏ cũng góp phần xây dựng tương lai sống xanh”.
Hàng ngày đi chợ thay vì sử dụng túi ni lông , chị Thu đã sử dụng làn mây để đựng đồ, tất cả các vỏ lon, chai nhựa đều được chị tái sử dụng để trồng rau sạch, trồng cây cảnh, hạn chế tối đa lượng rác thải nhựa ra môi trường.
“Có lần trường của con có tổ chức mỗi con mang 1 chậu cây đến trường để hàng ngày các bạn ấy tự tay chăm sóc cho cây, vậy là tôi lại hì hụi cắt chai nhựa thành chậu, cho thêm đất vào và sẵn cây cối quanh ban công, chỉ sau 20 phút, là con đã có chậu cây để mang tới lớp. Thầy cô và nhiều phụ huynh rất thích chậu cây xanh “handmade 100%” của con, và sau đó nhiều phụ huynh đã hưởng ứng mô hình trồng cây xanh handmade. Điều làm tôi cảm thấy vui và hạnh phúc là những mầm xanh khắp khuôn viên trường được các con chăm tưới hàng ngày sẽ giúp làm “nảy mầm” hạt ý thức sống xanh trong các con từ rất nhỏ”. Chị Thu cho biết.
Mô hình trồng cây xanh của chị Thu đã nhanh chóng lan tỏa đến nhiều đơn vị trong tập đoàn. Chị Nguyễn Phương Thảo, bộ phận văn phòng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng chia sẻ: Mô hình biến rác thải nhựa thành chậu trồng cây xanh hiện được lan tỏa đến các khoa, phòng tại Bệnh viện, mà hệ thống văn phòng của chúng tôi cũng nhiệt tình hưởng ứng. Được đắm mình trong không gian phòng làm việc phủ một màu của những chậu cây mini được tạo hình từ các chai lọ nhựa thật là mát mắt và thư thái. Cũng nhờ mô hình này mà tôi đã thay đổi được rất nhiều thói quen trong gia đình, nhà tôi đã có 2 thùng rác để phân loại rác hữu cơ và rác khó phân hủy,…
Những chậu cây xanh mini được trang trí tại khu tiếp đón và lấy mẫu của Bệnh viện tạo không gian xanh mát đã nhận được nhiều lời khen từ khách hàng
Không đơn thuần chỉ là hưởng ứng phong trào “Toàn quốc chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, mà những việc làm tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn của chị Thu đã góp phần lan tỏa, hình thành thói quen bảo vệ môi trường tự nhiên đến toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện và những người xung quanh.